Giới thiệu
Giới thiệu
Tình hình hoạt động
Chức năng nhiệm vụ
Thông tin
Quản lý khai thác công trình
Phòng chống bão lụt
Thủy văn - nguồn nước
Chống hạn, nhiễm mặn
Hoạt động đoàn thể
Thông tin nội bộ
Xây dựng cơ bản
Quản lý kinh tế
Các cụm thủy nông
Cụm thủy nông Đạm thủy
Cụm thủy nông Hồng Phong
Cụm thủy nông Tân Việt
Cụm thủy nông Xuân Kim Sơn
Cụm thủy nông Khe Chè
Cụm thủy nông Trại Lốc
Cụm thủy nông Đồng Đò
Cụm thủy nông Bến Châu
Cụm thủy nông Tràng Lương
Cụm thủy nông Hồng Thái Tây
Cụm thủy nông Hồng Thái Đông
Văn bản pháp quy
Văn bản Chính phủ
Văn bản Bộ Nông nghiệp
Văn bản Bộ Tài chính
Văn bản Bộ Xây dựng
Văn bản Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Văn bản UBND tỉnh
Thông tin công bố
Tài liệu công bố năm 2017
  Liên kết website

Tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn hồ chứa nước trong mùa mưa bão năm 2015

(VPUBND QNA) - Trong thời gian gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, khó lường và có nguy cơ cao dẫn đến mất an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ. Để tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn hồ chứa nước trong mùa mưa bão năm 2015, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 3/6/2015 chỉ đạo các đơn vị liên quan


Theo đó, thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 14/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn hồ chứa nước và Chỉ thị số 2588/CT-BNN-TCTL ngày 31/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ năm 2015, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

          1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

          - Phân công rõ trách nhiệm của các Phòng, Ban chuyên môn và chính quyền cấp xã trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn hồ chứa nước. Tăng cường đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị, tổ chức quản lý hồ chứa nước trên địa bàn thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập. Phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh quản lý đảm bảo an toàn các hồ chứa nước trên địa bàn.

          - Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý chất lượng xây dựng công trình đối với hoạt động đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình hồ chứa trên địa bàn; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn công trình.

          - Củng cố lực lượng quản lý hồ chứa có đủ năng lực, chuyên môn; tổ chức tốt việc theo dõi, kiểm tra hồ đập trước, trong và sau mùa mưa lũ, đặc biệt đối với công tác phát dọn bụi rậm, chặt cây trên mái đập, đỉnh đập, mang tràn, mang cống và nạo vét rãnh tiêu nước mái hạ lưu đập trước mùa mưa lũ nhằm sớm phát hiện những nguy cơ gây mất an toàn công trình và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để xảy ra sự cố.

          - Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn. Trên cơ sở đó, lập danh mục các hồ chứa hư hỏng, xuống cấp và xây dựng phương án tích nước hợp lý hoặc hạn chế tích nước, đồng thời chủ động phương án  bảo đảm an toàn công trình và dân cư vùng hạ du.

          - Quyết định việc tích nước và đảm bảo an toàn đối với các hồ chứa nước trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý; phối hợp chỉ đạo quản lý các hồ chứa nước trên địa bàn do Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Quảng Nam trực tiếp quản lý.

          - Chỉ đạo các đơn vị, tổ chức quản lý hồ chứa thực hiện xây dựng: Phương án phòng, chống lụt bão tại các hồ chứa; Phương án phòng, chống lũ, lụt vùng hạ du đập đảm bảo an toàn dân cư vùng hạ du trong các tình huống xả lũ khẩn cấp và vỡ đập; tổng hợp và báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 31/8/2015.

          - Tổ chức, thực hiện công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương theo phương châm “bốn tại chỗ”, bố trí lực lượng ứng cứu, phương tiện thiết bị, dự trữ lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm, thuốc y tế,… ở những khu vực dễ bị cô lập, chia cắt dài ngày khi xảy ra thiên tai.

          2. Các đơn vị quản lý, khai thác, vận hành hồ chứa nước:

          - Chủ động triển khai thực hiện các nội dung quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, cụ thể: Báo cáo hiện trạng an toàn đập; lập Phương án phòng, chống lụt bão hồ chứa; lập Phương án phòng, chống lũ, lụt vùng hạ du đập; báo cáo về UBND cấp huyện tổng hợp để báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

          - Tổ chức kiểm tra công trình trước lũ, thực hiện phát dọn bụi rậm, chặt cây trên mái đập, đỉnh đập, mang tràn, mang cống và nạo vét rãnh tiêu nước mái hạ lưu đập nhằm thuận lợi cho công tác quan trắc, kiểm tra các hạng mục công trình đầu mối trong mùa mưa lũ; thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, tổ chức trực ban, kiểm tra công trình trong và sau mùa mưa lũ nhằm sớm phát hiện những nguy cơ gây mất an toàn công trình và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để xảy ra sự cố.

          - Cập nhập, điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành để đảm bảo an toàn, phù hợp với điều kiện thực tế và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước.

          - Tổ chức thực hiện kiểm định an toàn đập: Kiểm định an toàn đối với đập của các hồ chứa nước có dung tích trữ bằng hoặc lớn hơn 10.000.000 m3; tính toán đánh giá lại dòng chảy lũ đến hồ chứa, kiểm tra khả năng tháo lũ của hồ chứa theo tiêu chuẩn thiết kế đập hiện hành đối với các hồ chứa có dung tích nhỏ hơn 10.000.000 m3 theo định kỳ.

          - Phối hợp với địa phương xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du trong tình huống xả lũ khẩn cấp và vỡ đập theo quy định, đặc biệt là đối với các hồ có dung tích lớn.

          - Kiểm tra, vận hành thử các cửa van, thiết bị phục vụ cho công tác xả lũ, bố trí thiết bị dự phòng, đảm bảo công trình xả lũ vận hành bình thường trong mọi điều kiện.

          3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

          - Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn. Trên cơ sở đó, lập danh mục các hồ chứa hư hỏng, xuống cấp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phối hợp với các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách tham mưu bố trí nguồn vốn thực hiện; tham mưu UBND tỉnh báo cáo Chính phủ xin hỗ trợ nguồn vốn đầu tư để sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa.

          - Kiểm tra, đánh giá việc vận hành, điều tiết hồ theo quy trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiến nghị, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung để đảm bảo với tình hình thực tế. Đối với các hồ chứa nước chưa có quy trình vận hành, chỉ đạo đơn vị quản lý hồ chứa phải tiến hành xây dựng quy trình vận hành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

          - Tổ chức đào tạo, tập huấn quản lý và vận hành công trình thủy lợi, quản lý an toàn đập nhằm từng bước củng cố đủ năng lực, chuyên môn đối với cán bộ trực tiếp quản lý công trình;

          - Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn và quyết định việc tích nước đối với các hồ chứa do Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Quảng Nam quản lý.

          - Theo dõi, chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh; đặc biệt, đối với công tác phối hợp chỉ đạo vận hành xả lũ theo Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 16/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trong mùa lũ hàng năm.

          - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh; thường xuyên tổng hợp tình hình, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

          - Đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án nâng cấp sửa chữa hồ chứa nước hoàn thành trước ngày 31/8/2015; riêng các hồ chứa nước đang thi công phải đảm bảo tiến độ vượt lũ.

          4. Sở Công Thương:

- Theo dõi, chỉ đạo các chủ đầu tư, đơn vị quản lý, đơn vị thi công các công trình thủy điện đã đưa vào vận hành hoặc đang thi công dở dang thực hiện xây dựng Phương án phòng, chống lũ, lụt cho vùng hạ du, Phương án Bảo vệ đập, Phương án phòng chống lụt bão đảm bảo an toàn đập trong mùa mưa bão, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; ký kết Quy chế phối hợp vận hành công trình trong mưa lũ với các địa phương ở vùng hạ du theo quy định tại Thông tư số 34/2010/TT-BCT ngày 07/10/2010 của Bộ Công Thương về quản lý an toàn đập của công trình thủy điện;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra trước lũ về tình hình an toàn các công trình hồ thủy điện đã đưa vào tích nước, vận hành khai thác và các hồ thủy điện đang thi công, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương trướcngày 31/8/2015;

          5. Sở Xây dựng:

          - Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, rà soát chất lượng và đánh giá mức độ an toàn các đập hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh theo phân cấp quản lý.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát bổ sung các quy định nhằm tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng hồ chứa nước, quy định chặt chẽ về năng lực của tổ chức tư vấn, cơ quan quản lý dự án và nhà thầu thi công công trình hồ chứa để nâng cao chất lượng công trình.

          - Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các hoạt động đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình hồ chứa trên địa bàn tỉnh.

          6. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:

          - Cân đối, bố trí vốn từ ngân sách tỉnh, Trung ương và các nguồn vốn khác để đầu tư sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn các hồ chứa, nhất là các công trình đang hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng;

          - Nghiên cứu, đề xuất nguồn kinh phí ổn định hàng năm bố trí cho công tác tu bổ đập thường xuyên.

  Yêu cầu Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị quản lý, khai thác, vận hành công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung Chỉ thị này./.

 Anh Tư

 

Tin liên quan