UBND TỈNH QUẢNG NINH
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
THỦY LỢI ĐÔNG TRIỀU
Số: 206/KH-CT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đông Triều, ngày 17 tháng 10 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
Chủ động các biện pháp đối phó với bão Sarika (bão số 7) .
Thực hiện Công điện số 21/CĐ-UBND, ngày 16/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh “Về chủ động các biện pháp đối phó với bão Sakira (bão số 7)”.
Để chủ động đối phó với mọi diễn biến của cơn bão, Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Đông Triều xây dựng kế hoạch phòng chống bão Sakira (bão số 7) với các nội dung cụ thể như sau:
I. Công tác phân công nhiệm vụ các đồng chí trong Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của Công ty:
Căn cứ Quyết định số 58/QĐ-CT ngày 15/3/2016 của Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Đông Triều “V/v thành lập Ban chỉ huy phòng chống lụt bão công ty năm 2016”. Ban chỉ huy phòng chống cơn bão số 7 được phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Ông: Đặng Văn Tuyên – Giám đốc Công ty: Trưởng ban – Thường trực giải quyết các công việc và điều hành mọi hoạt động phòng chống lụt bão của Công ty.
2. Ông: Vũ Minh Thành – Phó Giám đốc: Phó ban – Phụ trách công tác phòng chống lụt bão của 05 trạm bơm tiêu, 05 trạm bơm tưới và 01 cống tiêu. Trực tiếp phụ trách công tác tiêu úng của trạm bơm tiêu Đạm Thủy.
3. Ông: Đặng Quang Đạt – Phó Giám đốc: Phó ban– Phụ trách công tác phòng chống lụt bão của 07 hồ khu vực các xã: Hoàng Quế, Hồng Thái Tây, Hồng Thái Đông. Thường trực tại công trình Tân Yên.
4. Ông: Nguyễn Văn Kiên – Trưởng phòng Kế toán – Tài vụ: Uỷ viên – Trực tiếp phụ trách công tác tài chính và vật tư tại văn phòng Công ty.
5. Ông: Nguyễn Văn Hảo – Trưởng phòng Kế hoạch: Uỷ viên – Trực tiếp phụ trách công tác phòng chống lụt bão tại cụm công trình Tràng Lương.
6. Ông: Vũ Văn Tòng – Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính: Uỷ viên – Trực tiếp phụ trách công tác phòng chống lụt bão tại cụm công trình Bến Châu.
7. Ông: Nguyễn Văn Phúc – Trưởng phòng Kỹ thuật: Uỷ viên – Trực tiếp phụ trách công tác phòng chống lụt bão tại cụm công trình Khe Chè.
8. Ông: Nguyễn Hải Hà – Cán bộ phòng Kỹ thuật: Uỷ viên – Trực tiếp phụ trách công tác phòng chống lụt bão tại cụm công trình Đồng Đò.
9. Ông: Vũ Văn An - Cán bộ phòng Kế hoạch: Ủy viên - Trực tiếp phụ trách công tác phòng chống lụt bão tại cụm công trình Trại Lốc.
10. Ông: Lê Văn Kiên - Cán bộ phòng Kế hoạch: Ủy viên - Trực tiếp phụ trách công tác phòng chống lụt bão tại Trạm bơm tiêu Hồng Phong, Việt Dân và Đức Chính.
11. Ông: Mạc Văn Huỳnh – Cán bộ phòng Kỹ thuật : Uỷ viên – Trực tiếp phụ trách công tác phòng chống lụt bão tại cụm công trình Xuân Kim Sơn. Thường trực tại trạm bơm tiêu Kim Sơn.
12. Bà: Nguyễn Thị Bích – Cán bộ phòng Kế toán: Ủy viên – Phụ trách công tác phòng chống lụt bão tại Trạm bơm tiêu Hồng Phong.
13. Bà: Nguyễn Thị Hồng Thao – Cán bộ phòng Kế toán: Ủy viên – Phụ trách công tác phòng chống lụt bão tại Trạm bơm tiêu Đạm Thủy.
14. Bà: Đặng Thị Hường – Cán bộ phòng TC –HC: Ủy viên - Thường trực tại Văn phòng Công ty để cập nhật thông tin.
15. Bà: Lê Thu Hà – Cán bộ phòng Kỹ thuật: Ủy viên - Thường trực tại Văn phòng Công ty để cập nhật thông tin.
16. Bà: Đỗ Thị Phương Thanh – Thủ kho, thủ quỹ: Ủy viên - Chịụ trách nhiệm cấp phát vật tư, kinh phí phục vụ cho công tác phòng chống chống lụt, bão.
17. Ông: Nguyễn Văn Đức – Lái xe: Thường trực phương tiện cơ động.
18. Các cụm trưởng công trình: Uỷ viên – Trực tiếp phụ trách công tác PCLB tại cụm công trình mình và phân công, điều động quân số thuộc biên chế của cụm công trình mình quản lý.
II. Thời gian trực:
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và các cụm công trình phải thường trực 24/24h tại vị trí được phân công theo công lệnh của UBND tỉnh và UBND thị xã, bắt đầu từ 18h ngày 18/10/2016; theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ do bão và hoàn lưu do bão gây nên cho đến khi bão tan và không còn phải tiêu úng (Đối với các Cụm công trình trạm bơm).
III. Công tác thông tin liên lạc:
- Các thành viên Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão, các cụm công trình phải thông tin kịp thời về văn phòng Công ty những sự cố; diễn biến mưa, gió; diễn biến mực nước các hồ, mực nước nội đồng khu tiêu và mực nước các sông.
- Các cụm công trình phải thường xuyên giữ mối liên hệ với các xã, phường nơi có công trình thủy lợi của Công ty quản lý.
IV. Công tác tiêu nước đệm tại các trạm bơm tiêu:
Các trạm bơm tiêu tổ chức kiểm tra lưu vực tiêu, hoành triệt ngăn nước ngoại lai, tiêu nước đệm qua cống dưới đê nếu điều kiện cho phép.
V. Công tác kiểm tra động cơ và máy bơm:
- Các trạm bơm tiêu tiến hành sấy máy và kiểm tra các thông số kỹ thuật để sẵn sàng tiêu úng khi cần thiết.
- Các trạm bơm tưới tháo ốc chân máy động cơ để sẵn sàng cẩu động cơ lên khi có nguy cơ nước vào nhà máy.
VI. Công tác hạ thấp mực nước các hồ:
Các hồ đập tiến hành tháo cống dưới đập (tháo tối đa ở mức cho phép) để hạ thấp mực nước hồ. Riêng hồ Cổ Lễ và Tân Yên duy trì mực nước hồ thấp hơn cao trình ngưỡng tràn khoảng 1,0m bằng việc tiêu nước qua cống tháo sâu.
VII. Đảm bảo an toàn tài sản của Công ty:
Các công trình tiến hành chằng chống nhà cửa, khai thông cống rãnh thoát nước, chặt hoặc phát quang cây cối gần nhà, đường điện có nguy cơ gây sự cố.
VIII. Công tác chuẩn bị vật tư, thiết bị, hậu cần:
1. Vật tư tại chỗ
Hiện nay Công ty đã ký các hợp đồng nguyên tắc với các doanh nghiệp trên địa bàn, khi có trường hợp khẩn cấp sẽ chuyển vật tư vào công trình để khắc phục sự cố (Hợp đồng số 05/2016/HĐ-NT ngày 16/3/2016 và Hợp đồng số 06/2016/HĐ-NT ngày 18/3/2016).
STT
|
Tên vật tư
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
Ghi chú
|
1
|
Cát (cát sỏi)
|
m3
|
|
|
2
|
Đá hộc
|
m3
|
|
|
3
|
Bạt dù
|
m2
|
2.000
|
|
4
|
Bao tải
|
Cái
|
7.000
|
|
5
|
Cuốc bàn
|
Cái
|
60
|
|
6
|
Xẻng
|
Cái
|
60
|
|
Bên cạnh đó, Công ty có 03 vườn keo đã đến tuổi thu hoạch sẵn sàng để làm cọc trong trường hợp cần thiết (vườn keo Đạm Thủy để phục vụ khu vực miền Tây, vườn keo Hồng Thái Đông phục vụ khu vực miền Đông và vườn keo Bến Châu phục vụ khu vực phía Bắc.
2. Phương tiện tại chỗ
Công ty đã hợp đồng nguyên tắc với Công ty Thanh Tuyền đóng trên địa bàn thị xã để thuê phương tiện phục vụ công tác PCLB của Công ty (Hợp đồng số 07/2016/HĐ-NT ngày 18/3/2016).
STT
|
Tên máy móc, thiết bị
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
Ghi chú
|
1
|
Xe ô tô tải từ 3,5 tấn đến 5 tấn
|
Cái
|
05
|
|
2
|
Xe ô tô tải từ 5 tấn đến 10 tấn
|
Cái
|
05
|
|
3
|
Xe ô tô tải trên 10 tấn
|
Cái
|
05
|
|
4
|
Máy múc
|
Cái
|
03
|
|
5
|
Máy ủi
|
Cái
|
02
|
|
6
|
Máy đầm lèn
|
Cái
|
02
|
|
Đề nghị thị xã và các đơn vị đóng trên địa bàn thị xã hỗ trợ thêm phương tiện, vật tư PCLB khi cần thiết.
Ngoài ra, Công ty bố trí 06 máy bơm dã chiến sẵn sàng huy động khi có sự cố ngập lụt tại bất kỳ khu vực nào trên địa bàn thị xã.
3. Hậu cần tại chỗ:
Các cụm công trình chuẩn bị đầy đủ lương thực thực phẩm trong thời gian 3 ngày: gạo, mỳ ăn liền, một cơ số thuốc chữa bệnh thông thường (cảm cúm, rối loạn tiêu hóa...), dự trữ nước sạch.
Trên đây là kế hoạch triển khai các biện pháp chủ động đối phó với bão Sakira (bão số 7). Công ty yêu cầu: Toàn thể cán bộ, công nhân viên – người lao động nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được phân công để hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa, bão gây ra./.
Nơi nhận:
- Chi cục thủy lợi (b/c);
- UBND thị xã (b/c);
- Các cụm công trình, phòng ban (t/h);
- Lưu Công ty.
|
GIÁM ĐỐC
Đặng Văn Tuyên
|